Mẫu chậu rửa bát inax cao cấp

Hiện nay, trên thị trường chất liệu chậu rửa cao cấp rất đa dạng, mỗi loại mang nét đặc trưng riêng cả về tính năng sử dụng, độ bền và yếu tố thẩm mỹ. Sự phong phú về chất liệu cung cấp cho người tiêu dùng nhiều cơ hội chọn lựa và cả sự đắn đo. Vậy chọn chất liệu nào để có thiết bị vệ sinh nhà bếp phù hợp?

Chậu rửa được làm từ thép không gỉ (inox)

Đây là vật liệu cổ điển gần như không thể bị phá hủy. Chất liệu inox rất linh hoạt, hài hòa với mọi môi trường và phong cách nội thất.

Ưu điểm: là vật liệu dễ làm sạch, có độ bền cao và nhẹ. Chậu rửa nhà bếp làm từ chất liệu này thường được đúc liền khối, chiều sâu hố chậu chỉ đạt khoảng 17-20cm. Đối với những mẫu chậu rửa 2 hố cũng có khả năng chống oxy hóa cao, xi phông liền nhấn thụt, rỏ rác liền với chậu.


Nhược điểm: đồ dùng nhà bếp làm bằng kim loại rất dễ gây ra những vết xước chậu rửa nhưng có thể khắc phục. Ngoài ra, nếu nguồn nước gia đình bạn đang sử dụng là nước cứng, chậu rửa sẽ bị bám cặn vôi, xỉn màu trong quá trình sử dụng.
Hợp chất đá nhân tạo Granit

Với những mẫu chậu rửa đẹp làm từ đá thường có trọng lượng lớn, để lắp đặt được những mẫu chậu rửa đơn này thì yêu cầu đối với bàn đá của tủ bếp phải có khả năng chịu được lực rất chất lượng, thông thường các gia đình chọn chậu rửa chén đá nhân tạo này bàn bếp đỡ phải đổ bằng bàn bê tông phía dưới bàn đá. Tuy nhiên, khi sử dụng chậu rửa làm từ chất liệu này khi xảy ra va chạm mạnh sẽ rất dễ bị nứt vỡ.

Ưu điểm: Được làm từ đá granit và polyme, vật liệu này chống trầy xước và sứt mẻ, không lưu lại các vệt nước.

Nhược điểm: Chậu rửa làm bằng hợp chất đá granit màu sáng có thể bị đổi màu và đòi hỏi phải có chế độ bảo trì đặc biệt.
Sang trọng với đá tự nhiên


Ưu điểm: Chậu rửa từ đá tự nhiên – đá phiến là lựa chọn phổ biến nhất, có thể phù hợp với vật liệu quầy bếp, mang đến một tổng thể sang trọng hơn bao giờ hết. Sắc diện của đá tự nhiên đã tạo nên yếu tố thẩm mỹ cao vì không tấm nào giống nhau hay trùng lặp về vân hay màu.

Tuy nhiên, nhược điểm của loại đá này dễ bị xước và lưu lại vệt nước, vì vậy đòi hỏi phải có chất tẩy rửa chuyên dụng. Độ mao rỗng trong cấu trúc nên dù bề mặt được mài phẳng nhưng vẫn có độ thấm nước và cũng có thể vỡ nếu va chạm mạnh.

Khu vực chậu rửa trong bếp thường tiếp xúc với dầu mỡ, nước, xà phòng, những rác bẩn… do đó chất liệu của nó cần phải được chú ý. Trên đây, chúng tôi đã nêu lên những ưu, nhược điểm của từng loại chất liệu chậu rửa cao cấp, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình lựa chọn chậu rửa cao cấp cho phòng bếp của mình.
BÀI TRƯỚC
Kế tiếp »